Hồ sơ năng lực

THÔNG TIN CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP

1. Thông tin chung:

  • Tên công ty: Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Quang Phong

  • Tên tiếng anh: Quang Phong Investment Corporation

  • Tên viết tắt : Quang Phong Corp

  • Mã số thuế:   0304218872

  • Trụ sở chính: Tầng 2, 456 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh.

  • Văn phòng làm việc: 100 Đường số 3, KDC Ấp 5, Xã Phong Phú, Huyện Bình Chánh, TP.Hồ Chí Minh.
  • Đại diện: Ông Hồ Thanh Phong Chức vụ: Chủ tịch, Giám đốc công ty.

                      Ông Vũ Đình Giang                   Thành viên góp vốn, Phó Giám đốc

  • Điện thoại: 0833683339  – Fax: 028.36368839  – DĐ: 0913683339

  • Email: hophongbk@qpcorp.vn    

  • Website: xaydungquangphong.com qpcorp.vn   

  • Năm thành lập: Doanh nghiệp được thành lập theo quyết định số 4102036304 cấp lần đầu ngày 18/01/2006 của Sở Kế Hoạch Và Đầu Tư Thành Phố Hồ Chí Minh. Đăng ký thay đổi lần 15 ngày 11/08/2023.

 

2. Vốn điều lệ: 500.000.000.000 đồng.

3. Ngành nghề kinh doanh:

  • Đầu tư dự án bất động sản, Dự án giao thông theo hình thức PPP.
  • Tư vấn xây dựng.
  • Tư vấn thiết kế.
  • Tư vấn giám sát.
  • Kinh doanh vật liệu xây dựng.
  • Xây dựng dân dụng và công nghiệp.
  • Xây dựng cầu đường.
  • Thi công công trình điện dân dụng, điện công nghiệp.
  • Kinh doanh vận chuyển hàng hóa bằng thủy bộ.
  • San lấp mặt bằng.
  • Công trình thủy lợi, cấp thoát nước. 

4. Phân tích ngành nghề kinh doanh chính

4.1 Lập quy hoạch xây dựng

  • Lập Quy hoạch chung xây dựng đô thị cho các đô thị loại đặc biệt, loại 1, loại 2, loại 3, loại 4, loại 5, các quận của thành phố trực thuộc Trung ương, các đô thị mới liên tỉnh, đô thị mới có quy mô dân số tương đương với đô thị loại 5 trở lên, các khu công nghệ cao và khu kinh tế có chức năng đặc biệt.
  • Lập Quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị cho các khu chức năng trong đô thị và các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất, khu bảo tồn, di sản văn hoá, khu du lịch, nghỉ mát hoặc các khu khác đã được xác định; cải tạo chỉnh trang các khu hiện trạng của đô thị.
  • Lập Quy hoạch điểm dân cư nông thôn cho các điểm dân cư trung tâm xã và các điểm dân cư nông thôn tập trung (gọi chung là thôn).

4.2 Lập dự án đầu tư xây dựng công trình

  • Lập Báo cáo đầu tư xây dựng công trình (Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi) và xin phép đầu tư đối với các công trình quan trọng quốc gia theo Điều 5 – Nghị định 12/2009/NĐ-CP, ngày 12/02/2009 của Chính phủ.
  • Lập Dự án đầu tư xây dựng công trình (Báo cáo nghiên cứu khả thi) đối với các dự án nhóm A, B, C, bao gồm các công việc:

          + Lập thuyết minh Dự án đầu tư;

          + Thiết kế cơ sở trên cơ sở phương án thiết kế được lựa chọn.

  • Lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật xây dựng công trình đối với các dạng công trình:

          + Công trình xây dựng cho mục đích tôn giáo;

          + Các công trình xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng (không bao gồm tiền sử dụng đất), phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế -xã hội, quy hoạch ngành, quy hoạch xây dựng; trừ trường hợp người quyết định đầu tư thấy cần thiết và yêu cầu phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình.

4.3 Khảo sát xây dựng

        Khảo sát xây dựng (theo Điều 46 -Luật Xây dựng) bao gồm: khảo sát địa hình; khảo sát địa chất công trình, khảo sát địa chất thủy văn, khảo sát hiện trạngcông trình và các công việc khảo sát khác phục vụ cho hoạt động xây dựng (khảo sát, đánh giá ảnh hưởng của công trình xây dựng đối với môi trường xung quanh) cho các công trình cấp đặc biệt, cấp I, cấp II, cấp III và cấp IV cùng loại. Khảo sát xây dựng chỉ được tiến hành theo nhiệm vụ khảosát đã được phê duyệt.

4.4 Thiết kế xây dựng công trình

         Thiết kế xây dựng công trình cho các loại công trình Dân dụngvàCông nghiệptừ cấp đặc biệt tới các cấp I, cấp II, cấp III và cấp IV. Tùy theo tính chất, quy mô của từng loại công trình, thiết kế xây dựng công trình có thể được lập một bước, hai bước hoặc ba bước (theo Điều 54 -Luật Xây dựng và Điều 16 – Nghị định 12/2009/NĐ-CP, ngày 12/02/2009 của Chính phủ).

4.5 Thẩm tra Dự án đầu tư, Thiết kế, Dự toán và tổng hợp dự toán xây dựng công trình

  • Thẩm tra Dự án đầu tư xây dựng công trình (theo Điều 10, Điều 11 – Nghị định 12/2009/NĐ-CP, ngày 12/02/2009 của Chính phủ) bao gồm:

+ Xem xét các yếu tố đảm bảo tính hiệu quả của dự án, bao gồm: sự cần thiết đầu tư; các yếu tố đầu vào của dự án; quy mô, công suất, công nghệ, thời gian, tiến độ thực hiện dự án; phân tích tài chính, tổng mức đầu tư, hiệu quả kinh tế -xã hội của dự án.

+ Xem xét các yếu tố đảm bảo tính khả thi của dự án, bao gồm: sự phù hợp với quy hoạch; nhu cầu sử dụng đất, tài nguyên (nếu có); khả năng giải phóng mặt bằng, khả năng huy động vốn đáp ứng tiến độ của dự án; kinh nghiệm quản lý của chủ đầu tư; khả năng hoàn trả vốn vay; giải pháp phòng cháy, chữa cháy; các yếu tố ảnh hưởng đến dự án như quốc phòng, an ninh, môi trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

  • Thẩm tra Thiết kế xây dựng công trình bao gồm các công việc:

+ Kiểm tra sự phù hợp với các bước thiết kế đã được phê duyệt;

+ Sự tuân thủ các tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng;

+ Đánh giá mức độ an toàn công trình, sự hợp lý của việc lựa chọn dây chuyền công nghệ và các thiết bị đã chọn (nếu có); đúng đắn của việc áp dụng các định mức Kinh tế – Kỹ thuật;

+ Định mức chi phí, đơn giá, các chế độ chính sách có liên quan và các khoản mục chi phí trong dự toán theo quy định, v.v… 

4.6 Tư vấn đấu thầu, Lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng

  • Lập hồ sơ mời thầu căn cứ trên:

+ Kế hoạch đấu thầu đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt

+ Yêu cầu của Chủ đầu tư

+ Hồ sơ thiết kế (gồm: Thuyết minh kỹ thuật + Bản vẽ + Dự toán chi tiết) đã được phê duyệt và các văn bản pháp lý có liên quan + Điều kiện thi công công trình.

  • Phân tích đánh giá hồ sơ dự thầu (sau khi có phê duyệt hồ sơ mời thầu) bao gồm các công việc:

+ Mở thầu;

+ Tổ chức chấm thầu;

+ Báo cáo đánh giá Hồ sơ dự thầu.

4.7 Giám sát xây dựng công trình

Thay mặt Chủ đầu tư quản lý toàn bộ hay từng hạng mục của dự án, giám sát chất lượng, tiến độ thi công, giám sát thực hiện hợp đồng, v.v… trong quátrình xây dựng.

4.8 Đánh giá tài sản, thiết bị công trình

Dựa vào chính sách giá cả hiện hành, định giá công trình hay từng bộ phận công trình, giúp Chủ đầu tư thanh quyết toán trong xây dựng hoặc định giá gópvốn đầu tư, liên doanh, v.v…

4.9 Đánh giá xác định nguyên nhân sự cố công trình

Phân tích, đánh giá nguyên nhân gây sự cố công trình để thiết lập biện phápkhắc phục, cải tạo, nâng cấp công trình.

4.10 Thiết kế và thi công nội thất, ngoại thất công trình

Thiết kế nội thất gồm các công việc về Tổ chức không gian kiến trúc bên trong công trình, tổ chức sắp xếp các đồ vật, các vật thể nhỏ tạo nên không gian kiến trúc trong nhà (nền, tường, trần, v.v…). Sử dụng ngôn ngữ mầu sắc, ánh sáng và âm thanh để tổ chức, trang trí tạo sự liên kết mang tính thẩm mỹ, v.v… Thiết kế ngoại thất gồm các công việc về tổ chức không gian kiến trúc bên ngoài công trình. Sử dụng các mảng khối, mầu sắc, sân, đường, vườn hoa, cây cảnh, v.v… tạo cảnh quan công trình.

5. Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty

Bảng tóm tắt số liệu tài chính (đã được kiểm toán) trong 03 năm tài chính gần đây (2017-2018-2019)

TT

Thông tin tài chính

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

1

Tổng tài sản

65.527.550.700

66.188.089.295

534.962.403.073

2

Tổng nợ phải trả

7.621.221.455

6.321.221.455

11.278.442.296

3

Tổng tài sản ngắn hạn

30.152.772.155

32.621.484.084

275.725.015.054

4

Nợ ngắn hạn

3.871.221.455

6.321.221.455

11.278.442.269

5

Doanh thu

98.256.385.465

126.371.388.643

410.249.128.707

6

Lợi nhuận trước thuế

3.550.829.318

4.573.050.979

15.897.616.171

7

Lợi nhuận sau thuế

2.840.663.454

3.658.440.783

12.718.092.937

8

Các nội dung khác (nếu có yêu cầu)

 

 

 

 

Tin liên quan

Back To Top